Thế kỷ 20 Lịch_sử_Nam_Mỹ

1900-1920

Đến đầu thế kỷ 20, Hoa Kỳ tiếp tục can thiệp vào Nam Mỹ mà đơn giản là nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng của châu Âu ở Nam Mỹ.

1930-1960

Cuộc Đại khủng hoảng đặt ra thách thức cho Nam Mỹ. Sự sụp đổ nền kinh tế thế giới khiến cho xuất-nhập khẩu giảm, phá huỷ kinh tế Nam Mỹ.

Các nhà lãnh đạo Nam Mỹ quay lưng với chính sách kinh tế cũ và hướng tới công nghiệp hoá. Mục đích là để tạo ra nền kinh tế tự cung tự cấp, giúp miễn nhiễm với thăng trầm của kinh tế thế giới. Chính quyền của tổng thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt có mối quan hệ tốt với các nước Nam Mỹ. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kỳ và các nước Nam Mỹ là đồng minh.[22] Về mặt chiến lược, Brazil đóng vai trò quan trọng vì nằm rất gần với châu Phi, nơi lực lượng Đồng minh đang cố gắng giành thắng lợi từ Đức Quốc xãPhát xít Ý. Đối với phe Trục, Argentina và Chile là những quốc gia Nam Mỹ có thể ủng hộ họ và giúp họ trong các hoạt động gián điệp và tuyên truyền.[22][23]

Brazil là nước Nam Mỹ duy nhất có thể đưa quân đội đến chiến trường châu Âu. Ở Nam Mỹ, tàu của một số nước đã đụng độ với Hải quân ĐứcCaribbean và Nam Đại Tây Dương.

Sự tham gia tích cực của Brazil trong chiến tranh thế giới thứ hai giúp nâng cao quan hệ ngoại giao giữa các nước Nam Mỹ và Hoa Kỳ. Trong thời điểm đó, Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt đã gặp tổng thống Brazil lúc đó là Getulio Vargas tại Natal, Rio Grande do Norte.

Kinh tế

Theo Thomas M. Leonard, Chiến tranh thế giới thứ hai đã tác động lớn đến các quốc gia Nam Mỹ. Sau khi Nhật tấn công Trân Châu Cảng, hầu hết các quốc gia Nam Mỹ đều cắt đứt quan hệ hoặc tuyên chiến với Đức Quốc xã, Phát xít Ý và Phát xít Nhật (3 quốc gia chính trong phe Trục). Trong thế chiến, họ nhận ra rằng cần phụ thuộc nhiều vào Hoa Kỳ trong kinh tế. Trong thời kỳ đó, Hoa Kỳ đã thu hoạch gần hết đồng của Chile hay bông của Peru.

Chiến tranh Lạnh

Nam Mỹ cũng như các lục địa khác trở thành chiến trường trong những năm của chiến tranh Lạnh. Các chính phủ dân chủ ở Argentina, Brazil, Chile, Urugoay và Paragoay đã bị lật đổ, thay thế vào đó là những chế độ quân sự độc tài trong những năm 19601970. Để ngăn chặn những người chống đối, các chế độ quân sự độc tài đã bắt giữ hàng chục ngàn tù nhân chính trị, nhiều người trong số họ đã bị tra tấn hoặc bị giết. Trong suốt thập niên 80 và 90 của thế kỷ trước, Peru lâm vào cảnh xung đột nội bộ. Sự mở rộng của chủ nghĩa Cộng sản và chiến tranh Lạnh đã khiến các nước Nam Mỹ phải chọn Hoa Kỳ hoặc Liên Xô.

Những chính quyền quân sự và những cuộc cách mạng

Đến 1970, phe cánh tả đã có ảnh hưởng chính trị lớn lên tầng lớp thượng lưu. Sự can thiệp của Cuba và Hoa Kỳ vào Nam Mỹ đã dẫn đến cuộc xung đột chính trị giữa những phe ủng hộ chủ nghĩa Cộng sản và những phe thân Hoa Kỳ và phương Tây. Một số nhà nước độc tài tại Nam Mỹ được sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ.

Ngoài ra, các chế độ độc tài đã giết hoặc bắt giữ những người bất đồng chính kiến.[24] Tuy nhiên, đến những năm 1990, các quốc gia đã phục hồi lại các chính phủ dân chủ của họ.

Colombia bước vào nội chiến vào năm 1964 mặc dù xung đột đã ít hơn trước. FARC được thành lập với mục đích nắm quyền lực tại Colombia. FARC vẫn tồn tại đến ngày nay. Nguồn tài chính lớn của lực lượng này phần lớn nhờ vào tống tiền, bắt cóc và tham gia các đường dây buôn bán ma túy bất hợp pháp.

Những chính phủ độc tài đã xuất hiện tại Nam Mỹ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng đến những năm 1980, một làn sóng dân chủ hoá đã diễn ra tại lục địa này.[25]

Trong những năm 1960 và 1970, chính phủ dân chủ của một số quốc gia như Argentina, Brazil, Chile, Urugoay đã bị lật đổ, thay thế vào đó là các chính phủ độc tài. Họ giam giữ rất nhiều tù nhân chính trị và một trong số các tù nhân chính trị đã bị giết hoặc tra tấn. Đến thập niên 80, một làn sóng dân chủ đã phổ biến tại đây. Hầu hết các quốc gia Nam Mỹ hiện nay có chính phủ dân chủ. Nợ công cũng là một vấn đề, điển hình như khủng hoảng nợ công năm 1980. Ngoài ra kinh tế cũng luôn gặp rắc rối như cuộc khủng hoảng đồng peso của Mexico và Argentina.

Đồng thuận Washington

Việc áp dụng Đồng thuận Washington giúp các nước Nam Mỹ được tham gia Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) từ thập niên 90 đến nay.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_Nam_Mỹ http://www.boston.com/news/globe/ideas/articles/20... http://books.google.com/books?id=rtJVhJZF6WgC http://www.nytimes.com/2012/01/15/world/americas/I... http://www.pittsburghlive.com/x/pittsburghtrib/s_3... http://pueblosoriginarios.com/biografias/tisquesus... http://news.vice.com/article/the-year-the-pink-tid... http://www.cuenca.com.ec/cuencanew/hist%C3%B3-ria0 http://d-scholarship.pitt.edu/7735/1/kruschek2003.... http://ckwri.tamuk.edu/fileadmin/user_upload/PHOTO... http://www.nsa.gov/about/_files/cryptologic_herita...